Xu hướng no-code khi xây dựng startup

No-code hay low-code là gì?
No-code development tức là xây dựng các ứng dụng website, mobile, chatbot, vv bằng các nền tảng hỗ trợ. Với các nền tảng này, bạn không cần biết nhiều về lập trình vẫn làm được. Mình hay gọi là lập trình không cần code.
Một số ví dụ như
-
Configure.IT giúp bạn làm mobile app bằng việc drag-and-drop: kéo thả các khối logic, kéo thả phần UI,UX
-
Bubble.is giúp bạn xây dựng web app, backend cũng bằng việc kéo thả
-
GlideApps làm mobile app chỉ từ 1 file spreadsheet
Video giới thiệu về Configure.IT từ 3 năm trước:
Tại sao lại có các nền tảng no-code?
Bạn sẽ thắc mắc là tại sao lại có những nền tảng như thế này?
Thực ra thì những nền tảng no-code này cũng được xây dựng từ những lập trình viên. Có một bí mật mà không phải ai cũng biết là lập trình viên biết lập trình, nhưng đa số không biết lập trình cái gì?
Vì thế họ suy nghĩ, xây dựng các platform no-code này mọi người 'ngoại đạo' - ít kiến thức về IT có thể xây dựng được các apps cho riêng mình.
Nguyên nhân thứ hai là chi phí thuê lập trình viên, freelancer để xây dựng hoàn thiện một ứng dụng cũng khá cao. Thị trường platform no-code cũng khá tiềm năng. Vì thế, mà càng ngày càng có nhiều tool để xây dựng ứng dụng hơn trước.
User cũng không quan tâm bạn dùng gì để làm ra app, họ chỉ quan tâm giá trị mà app mang lại cho họ
Tại sao và khi nào nên dùng no-code platform?
Dưới đây là một số lý do bạn nên dùng nền tảng no-code:
-
Bạn muốn build các internal tool (app nội bộ) cho công ty bạn dùng.
-
Bạn là solo founder, hoặc co-founder của bạn cũng không làm IT. Việc tìm technical founder không phải là chuyện dễ dàng. No-code platform sẽ giúp bạn tự xây dựng được MVP mà không phải mất thời gian dài để học lập trình.
-
Bạn chưa chắc chắn về ý tưởng của mình. Bạn cần phát triển MVP nhanh, gọn, rẻ nhất có thể để validate idea, xác định product/market fit.
-
Bạn cần làm prototype nhanh để đi pitch cho người khác xem ý tưởng của mình. Tự lập trình có thể mất vài tuần, nhưng no-code platform chỉ mất vài ngày, thậm chí vài tiếng.
-
Bạn không có kinh phí lớn để thuê lập trình viên, freelancer. Một MVP nếu outsource ngoài tầm $1000-$4000. Trong khi với no-code platform, chỉ tốn vài chục đô 1 tháng.
Khi nào không nên dùng no-code platform?
-
Bạn có nhiều tiền. Bạn có thể quản lý team dev, quản lý dự án thì việc thuê lập trình viên, outsource bên ngoài sẽ tối ưu hơn.
-
Bạn không muốn học thứ mới. Vì no-code platform không cần lập trình, nhưng vẫn phải hiểu một số nguyên lý logic, UI, UX, design, frontend, backend. Vẫn phải học cách làm để sử dụng tool đó.
-
Bạn tin chắc rằng dự án sẽ có thêm nhiều tính năng nâng cao trong tương lai. Vì sử dụng các no-code sẽ bị giới hạn về mặt mở rộng tính năng. Nếu bạn tin chắc dự án của mình có thể thành công, thì không nên dùng no-code platform làm gì.
-
Bạn muốn làm ứng dụng SaaS. Thực ra thì lấy no-code platform như Bubble.is làm SaaS cũng được, nhưng cũng khó mở rộng thêm tính năng.
Kết
Một số tool no-code mình đã làm review, hướng dẫn rồi. Trong thời gian sắp tới, mình sẽ làm thêm nhiều bài hướng dẫn nữa.
Theo cá nhân mình thì xu hướng no-code, low-code hay visual programming đang phát triển. Rất nhiều tool, nền tảng mới được ra đời giúp builders, makers, founders làm app nhanh và dễ dàng hơn.
Ưu điểm lớn nhất của no-code platform là giúp làm MVP cực nhanh và rẻ giúp bạn xác định product/market fit với chi phí thấp nhất. Nếu bạn đang muốn làm app gì đó, sao không thử với no-code platform xem sao?
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Tư duy ngược trong thời đại AI

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Day 28-29-30 - Profitable MVP in 30 Days - Tất cả đã có trong kế hoạch
Bài viết tổng hợp ngày 28-29-30 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả nhìn lại kế hoạch ban đầu và đánh giá tiến độ thực hiện. Bài viết chia sẻ cách tác giả định đạt mục tiêu lợi nhuận $1000 bằng cách tự mua lại ứng dụng của mình, đồng thời thông báo về việc hoàn thiện ứng dụng mới có tên Focusify.app thay vì letmethink như đã đề cập trước đó. Tác giả cũng chia sẻ về việc chuẩn bị landing page, video quảng cáo và hình ảnh để chuẩn bị cho ngày ra mắt sản phẩm.

Review các trang học lập trình trực tuyến phần 1
Đánh giá chi tiết về Coursera - nền tảng học trực tuyến liên kết với các đại học hàng đầu thế giới, cung cấp các khóa học chất lượng cao với nhiều lĩnh vực từ lập trình cơ bản đến chuyên sâu.