Property observers: didSet và willSet trong Swift
Giải thích chi tiết về property observers trong Swift, cách sử dụng willSet và didSet để theo dõi sự thay đổi của thuộc tính, kèm ví dụ minh họa và lý do nên áp dụng trong phát triển ứng dụng iOS.

Chúng ta đã biết là trong Swift đã có tính năng getter, setter với keyword là get, set cho thuộc tính. Ngoài ra, Swift còn có thêm tính năng là Property Observers. Tiếng Việt là dịch ra là quan sát/theo dõi thuộc tính.
Cái tên đã nói nên tính cách rồi, Property Observers tức là theo dõi sự thay đổi của thuộc tính, nhất cử nhất động của thuộc tính ta đều biết.
Trong quyển Start with Why?, điều quan trọng nhất không phải là biết cách làm mà quan trọng nhất là tại sao phải làm?
Vậy tại, why, vì lý do gì mà phải sử dụng willSet, didSet?. Dưới đây là những lý do mình thấy hay sử dụng didSet, willSet nhất:
-
Cập nhật lại UI khi data thay đổi, tiết kiệm vài dòng code.
-
Áp dụng để xây dựng các kiến trúc phần mềm, chẳng hạn như mô hình MVVM. Sơ qua MVVM là do Microsoft sáng tạo ra, nó dựa vào cơ chế data binding 2 chiều. Mà bên Swift không có nên đã chế ra Key-Value-Observing. Và didSet, willSet sẽ giúp thực hiện điều này
-
Xây dựng các custom control.
Ví dụ minh họa:
https://gist.github.com/KhoaVanNguyen/1310b52158cb9292cfb867b61dafe932
Có hai loại property observer: willSet và didSet được gọi trước và sau khi giá trị thay đổi. Ở willSet bạn sẽ có thêm một giá trị là newValue - chỉ được sử dụng trong scope của willSet, còn didSet bạn sẽ có thêm oldValue - chỉ được sử dụng trong scope của didSet
Như ở ví dụ trên, mình đã sử dụng newValue trong willSet. Nhờ cơ chế này mà bạn không phải thay đổi UI mỗi lần dữ liệu thay đổi mà chỉ cần thay đổi biến age như trên.
Với ví dụ trên, dữ liệu chỉ thay đổi khi nhấn Button, tuy nhiên khi thực tế với những app phức tạp khi mà dữ liệu thay đổi nhiều, việc xử dụng didSet, willSet sẽ có hiệu quả.
Link github project:
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Dùng AI để hỗ trợ đầu tư crypto
Bài viết chia sẻ 7 mẹo thực tế để sử dụng AI (như Claude.ai và ChatGPT) hỗ trợ hiểu rõ whitepaper và tài liệu kỹ thuật của các dự án blockchain. Từ việc yêu cầu tóm tắt đơn giản, giải thích như cho trẻ em, đặt câu hỏi làm rõ, sử dụng ví dụ, tạo tình huống giả định, chuyển đổi thuật ngữ, đến so sánh nhiều nguồn tài liệu - giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư crypto sáng suốt hơn.

Quyển sách về cây cối hay nhất
