Pluralsight - Miền đất hứa cho .NET developer
Đánh giá chi tiết về nền tảng học trực tuyến Pluralsight, với trọng tâm về các khóa học .NET, giao diện người dùng, và giá trị đầu tư so với lượng kiến thức nhận được.

Bài viết tiếp theo trong series review các trang web học lập trình mình từng học. Bài viết hôm nay sẽ tập trung vào trang Pluralsight.com
Giao diện
Rất khác với các trang web học lập trình trực tuyến khác, Pluralsight chọn cho mình 'bộ cánh' đen thui huyền bí. Mới nhìn thì có vẻ rất lúa, nhưng nhìn hoài sẽ ghiền. Với sự nâng cấp UI/UX gần đây thì người học có thể tìm kiếm cũng như quản lý các khóa học một cách dễ dàng hơn .
Ở trên cùng là textbox hỏi "what do you wan to learn?". Phía dưới có các tag Newest, Popular và Recommend. Bên trái và phải đều có side menu để người học chỉ cần mất 2 thao tác là có thể học được ngay.
Miền đất hứa cho .NET
Số lượng khóa học về C# cũng như công nghệ .NET khá nhiều, thực ra thì là nhiều nhất trên Pluralsight. Các khóa học được phân theo cấp độ Beginner, Intermediate, và Advance. Các khóa học trên Pluralsight có thời lượng khá ngắn, ngắn hơn nhiều so với Coursera. Trung bình một khóa chỉ khoảng 3h tập trung vào một vấn đề ngách mà thôi. Ví dụ như Event, delegate,Interfaces, Entity framework trong C#, vv. Vì thế người học có thể dễ dàng lựa chọn khóa học mà không sợ bị tràn thông tin. Gần đây Pluralsight có ra thêm chức năng là Learning Path . Tính năng này sẽ gom lại các khóa học hiện có lại, sau đó sắp xếp chúng lại theo trình độ từ thấp đến nâng cao. Ví dụ C# Learning Path sẽ gồm 16 khóa bao gồm các nội dung như:
-
C# syntax
-
Object oriented paradigm
-
Comparisons in .Net
-
Hash codes and Hashtables
-
Arrays, lists, dictionaries, linked lists, and sets
-
Interfaces
-
Generics
-
Events, delegates, and lambdas
-
LINQ
-
Asynchronous Programming
-
CLR and compiler
-
Extensibility Points
Mới vào học thì bạn sẽ được làm bài test kiểm tra trình độ xem mình đang ở đâu để chọn lựa khóa học cho phù hợp. Mình làm test C# được có 31/300 :) . Sai có mười mấy câu chứ nhiêu, làm thấy gê, chẳng qua mình không tập trung thôi :lol:
Kiến thức vô hạn - Khả năng hữu hạn :))
Học phí trên Pluralsight
Gói thấp nhất hiện tại là $29/tháng. Cùng xem qua học phí của Pluralsight nhé
Mình cũng chưa thử đăng nhập một tài khoản trên nhiều máy có được không. Nếu được, một nhóm bạn cùng mua và học thì cũng không quá mắc với học sinh. Như tựa đề bài viết, Pluralsight tập trung nhiều khóa học về C#, vì thế lâu lâu Microsoft cũng có những mã giảm giá học free vài tháng, bạn cứ search Free Pluralsight Subscription xem có không nhé!
Digital Tutors
Sẵn nói về Pluralsight thì mình review luôn Digital Tutors (DT) . Thực ra DT được mua lại từ Pluralsight. DT chủ yếu là dạy cách sử dụng các phần mềm như đồ họa, design, 3D,vv. Tuy nhiên DT cũng có riêng một phần là Game Dev dạy về làm game với các Game Engine nổi tiếng như Unity3D, Unreal, CryEngine,vv.
Về khóa học trên DT cũng được thiết kế theo learning path. Có những learning path rất hay như Indie Game Developer with Unity3D. Trong khóa này, bạn sẽ được học từ tạo model 3D với Maya, cách lên ý tưởng, xây dựng prototype và cuối cùng và code để tạo nên một game hoàn thiện. Nội dung quá tuyệt vời đúng không nào.
Về học phí thì chỉ cần bạn mua tài khoản bên Pluralsight là có thể học được bên DT rồi. Như vậy chỉ cần đầu tư $29 một tháng là có thể tha hồ đắm chìm trong biển kiến thức rồi phải không nào. Ví dụ bạn vừa học lập trình C# bên Pluralsight, học design nhân vật game bằng Maya hoặc Zbrush bên DT, sau đó kết hợp các Learning Path như trên. Bảo đảm nội lực sẽ tăng đáng kể nhé!
Kết luận: Mình xếp Pluralsight vào top 2 những trang học online tính phí vì như đã phân tích từ đầu bài. Với số tiền bỏ ra hơn 500k một tháng, lượng kiến thức bạn tiếp thu được là vô biên, chỉ sợ là bạn không có thời gian học mà thôi. Vậy trang nào đứng top 1 trên cả Pluralsight, cùng đón chờ bài viết mới trong loạt review các trang học trực tuyến tại NIVIKI.COM nhé. Mọi ý kiến vui lòng comment nhé!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Quản lý bộ nhớ trong Swift
Tìm hiểu về cách quản lý bộ nhớ trong Swift, sự khác biệt giữa Stack và Heap, Value Types và Reference Types

Sống ảo
Bài viết chia sẻ góc nhìn cá nhân về hiện tượng 'sống ảo' trên mạng xã hội. Tác giả phân tích bốn khía cạnh tích cực của việc chia sẻ cuộc sống trên nền tảng số: lưu giữ kỷ niệm như một dạng nhật ký, kết nối với người có cùng sở thích, tạo ấn tượng với người khác, và mang lại niềm vui. Bài viết cũng đưa ra lời khuyên về cách sống ảo lành mạnh không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thực.