Mô tả tính năng phần mềm dễ hiểu với User story
Bài viết giới thiệu phương pháp User Story để mô tả tính năng phần mềm dễ hiểu cho khách hàng không có background IT. Phương pháp này sử dụng mẫu 'As a, I want to, So that' để xác định người dùng, hành động và lợi ích, kèm theo hướng dẫn chia nhỏ User Story và các ví dụ thực tế.

Giới thiệu
Trong quá trình gặp khách hàng, mình nhận thấy đa số anh (chị) không có background về IT thường gặp khó khăn khi mô tả các tính năng họ muốn.
Bài viết này sẽ giới thiệu cách mô tả tính năng phần mềm dễ hiểu bằng User Story.
User story là gì?
User story là đoạn mô tả ngắn về tính năng của phần phần mềm, thường là dưới góc nhìn của người dùng. Mẫu của user story là:
As a , I want to , So that
Trong đó,
-
type of user : Who - Ai tương tác, ai dùng tính năng này
-
action : What - Tính năng này làm gì
-
benefit/reason : Why - Tại sao, lợi ích khi có tính năng này.
Ví dụ (viết Anh - Việt luôn nha):
` As a 'người dùng', I want to 'đồng bộ dữ liệu từ Google Drive về máy tính của mình', So that 'đỡ mắc công mỗi lần mở file, chỉnh sửa files phải lên trình duyệt'.
`
Chia nhỏ User story
Có thể chia nhỏ User story lớn thành các User story nhỏ hơn. Ví dụ như User story ở trên có thể tách thành 3 User stories bên dưới:
` As a 'người dùng', I want to 'đánh dấu folder nào được đồng bộ dữ liệu từ Google Drive về máy tính của mình', So that 'tôi không phải tải hết tất cả dữ liệu về máy, rất lâu'.
`
và
` As a 'người dùng', I want to 'xoá file trên máy tính thì sẽ không xoá files trên Google Drive', So that 'tôi không xoá nhầm files'.
`
và
` As a 'người dùng', I want to 'có thể tạm dừng và tiếp tục quá trình đồng bộ', So that 'khi tôi gặp vấn đề về mạng, tôi đỡ tốn thời gian phải đồng bộ lại từ đầu'.
`
Lợi ích của việc viết User story
-
Việc viết User story khá dễ, kể cả với người không có background IT.
-
Việc viết User story không tốn nhiều thời gian.
-
User story giúp khách hàng và lập trình viên có cùng tiếng nói.
-
User story nhấn mạnh được lý do tại sao phải làm một tính năng nào đó. Hiểu được tại sao phải làm, nó giúp gì cho users chứ không phải thích thì làm.
-
Khách hàng tập trung vào việc tính năng giải quyết vấn đề của 1 tính năng, không dính gì đến kỹ thuật (cách làm nó).
-
Có danh sách User story rồi thì có thể sắp xếp/ưu tiên các tính năng để làm.
Kết
Thực tế, khi làm việc với một đơn vị xây dựng phần mềm, sẽ có BA giúp phỏng vấn khách hàng và viết mô tả phần mềm để cho lập trình viên làm.
Nhưng theo mình, khi bạn muốn xây dựng ứng dụng gì đó cũng nên tự mô tả nó bằng User story, hoặc vẽ mockup ứng dụng trước. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ứng dụng sắp làm. Chưa kể nó còn giúp bạn mô tả hệ thống dễ dàng và rành mạch hơn.
Còn bạn thì sao, bạn thường dùng cách gì để mô tả tính năng của phần mềm, chia sẻ với mọi người ở phần comment nhé!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Dùng AI để hỗ trợ đầu tư crypto
Bài viết chia sẻ 7 mẹo thực tế để sử dụng AI (như Claude.ai và ChatGPT) hỗ trợ hiểu rõ whitepaper và tài liệu kỹ thuật của các dự án blockchain. Từ việc yêu cầu tóm tắt đơn giản, giải thích như cho trẻ em, đặt câu hỏi làm rõ, sử dụng ví dụ, tạo tình huống giả định, chuyển đổi thuật ngữ, đến so sánh nhiều nguồn tài liệu - giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư crypto sáng suốt hơn.

3000 từ tiếng Anh thông dụng
Bài viết giới thiệu về tầm quan trọng của 3000 từ tiếng Anh thông dụng nhất, giúp người học có thể hiểu được 95% nội dung tiếng Anh trong các tình huống thông thường.

Quản lý bộ nhớ trong Swift
Tìm hiểu về cách quản lý bộ nhớ trong Swift, sự khác biệt giữa Stack và Heap, Value Types và Reference Types