Giới thiệu khóa học mới: Javascript chuyên sâu
Bài viết giới thiệu khóa học JavaScript chuyên sâu, giải thích tại sao JavaScript là ngôn ngữ đáng học với ứng dụng rộng rãi từ web, mobile đến IoT. Tác giả phân tích những khó khăn khi học JavaScript và cách tiếp cận hiệu quả, tập trung vào việc hiểu bản chất ngôn ngữ thay vì học đồng thời nhiều framework hay công nghệ liên quan.

[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Giới thiệu khóa học mới Javascript chuyên sâu
Ba tháng trước, mình có dự định viết một quyển sách ( ebook ) nội dung là Phổ cập lập trình với Swift.
Nhiều bạn cũng có hứng thú tham gia vào waiting list, một số bạn cũng háo hức muốn mua ngay.
Mình nhận thấy nhu cầu học lập trình của mọi người là rất lớn.
Tuy nhiên, sau một thời gian xem xét, mình thấy với Swift sẽ hơi khó khăn trong việc chuẩn bị thiết bị, bởi vì Swift chỉ chạy trên Linux và MacOS thôi.
Ngoài ra, mặc dù vẫn có thể dùng Swift trên server, nhưng hiện tại Swift được ứng dụng vào IOS là chủ yếu.
Thế là mình quyết định quay một khóa học mới về Javascript - ngôn ngữ phổ biến nhất hiên nay trên toàn thế giới
Tại sao nên học Javascript
Hiện tại tính ứng dụng của Javascript rất lớn từ
-
lập trình web front end với các framework hàng đầu: JQuery, React, Angular, VueJS
-
backend với các framework của NodeJS
-
lập trình ứng dụng di động với React Native, Ionic, NativeScript, vv
-
lập trình game với Unity
-
lập trình robot, IoT
Xem thêm: Javascript khắp mọi nơi
Xu hướng gần đây của giới lập trình là full stack developer. Để tránh việc dùng nhiều ngôn ngữ thì lựa chọn Javascript là khả dĩ nhất.
Scott Hanselman - một cây đa cây đề trong giới lập trình đã từng nói rằng:
C# và Javascript là 2 ngôn ngữ phổ biến và đáng để học nhất hiện tại cũng nhưng trong tương lai
Mọi người đều nói về Javascript, khắp nơi đều dùng Javascript, công việc Javascript không bao giờ thiếu, liệu bạn có thể làm ngơ với nó?
Javascript có khó học?
Chính bản thân mình cũng từng cho rằng Javascript khó học và nó là một ngôn ngữ tạp nham. Người tạo ra nó cũng chỉ mất 10 ngày.
Và không riêng gì mình, các lập trình viên trên thế giới cũng chửi Javascript rất nhiều.
Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Javascript lại phổ biến.
Bjarne Stroustrup - cha đẻ của ngôn ngữ lập trình C++ đã từng nói:
“There are only two kinds of languages: the ones people complain about and the ones nobody uses.”
( Có 2 loại ngôn ngữ: loại mà mọi người chê và loại không ai dùng )
Tức là nó quá phổ biến, nhiều người học nên mới có nhiều người chê. ( 9 người 10 ý mà ), những ngôn ngữ như Dart - đối thủ của Javacript do Google làm ra - ít người chê, ít người than khó học nên cũng ít phổ biến.
Vậy chúng ta cần hiểu được tại sao Javascript khó học để có thể học nó dễ dàng hơn.
Trong quá trình tìm hiểu Javascript, mình thấy có nguyên nhân khiến việc học JS trở nên khó khăn:
-
Học chung với HTML/CSS: Rất nhiều khóa học online, sách đều viết chung học theo combo HTML/CSS/Javascript này.
-
Vừa học Javascript, vừa học framework của nó: nhưvừa học Javascript vừa học React, JQuery, NodeJS, Express, vv
-
Học phiên bản mới của Javascript là ES6/ES7 mà không học Javascript thuần.
-
Đem tư tưởng, kiến thức đã biết từ ngôn ngữ khác ví dụ C++/C#/Java qua Javascript
Với 2 ý đầu đó chính là sai lầm của việc học nhiều thứ cùng lúc. Học nhiều thứ lần lượt sẽ giúp chúng ta liên kết các nơron thần kinh lại. Nhưng học nhiều thứ một lần sẽ khiến chúng ta mất tập trung, không hiểu thấu đáo được vấn đề. Javascript phổ biến như vậy, chỉ cần hiểu bản chất của nó là ta có thể tha hồ học những framework của nó rồi. Đừng vội vàng học nhiều thứ.
Học phiên bản mới và bỏ qua phiên bản trước. Phiên bản mới cũng chỉ là bản nâng cấp. Ý tưởng, tư duy vẫn tồn tại đó. Khi dùng tính năng mới trong ES6, ES7 ta không hiểu tại sao phải dùng chúng. Vì thế sẽ bị khó khăn khi đọc library vì nhiều library trộn lẫn 2 style cũ và mới.
Javascript là first class functions language cũng như dynamic typing. Nó khác hẳng so với static language như C++/C# vì thế nếu cứ suy nghĩ như cũ sẽ rất khó học.
Hiểu rõ nhưng khó khăn trên, mình đã thiết kế một khóa học hoàn toàn 100% nội dụng là Javascript, không HTML, không CSS, không framework.
Kết thúc khóa học bạn sẽ:
-
Hiểu rõ Javascript
-
Hiểu được những phần hay ho và ngáo nhất của Javascript: scope, coercion, callback, function, object, binding, prototype chain
-
Xử dụng tính năng mới từ ES6/ES7: Promise, spread operator, arrow function, async, await
-
Có thể đọc được các libary nổi tiếng và phổ biến hiện nay như React Native, NodeJS, Mongoose, Mocha
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_custom_heading text="Khóa học sẽ pre sale vào ngày 15/07 và ra mắt ngày 27/07/2017" font_container="tag:h2|text_align:center"][/vc_column][/vc_row][vc_row content_placement="middle"][vc_column][cl-ib image="8371" size="tnail-1x1-small" title="Đặt trước khóa học" desc="Đặt trước khóa học để được giảm giá 50%. Link mua khóa học sẽ được gửi qua email vào ngày 15/07/2017" link="url:http%3A%2F%2Fniviki.com%2Fjavascript-chuyen-sau%2F||target:%20_blank|rel:nofollow" animation="soter"][/vc_column][/vc_row]
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Upsell Downsell và Cross-sell là gì
Sinh viên có nên khởi nghiệp?
Bài viết phân tích những lợi thế và bất lợi khi sinh viên khởi nghiệp dựa trên bài 'A Student's Guide to Startups' của Paul Graham. Tác giả chỉ ra năm lợi thế của sinh viên khi khởi nghiệp: sức khỏe dồi dào, không áp lực tài chính, không vướng bận gia đình, dễ tìm đồng sáng lập từ trường học, và sự ngây thơ giúp dám thử thách. Đồng thời, bài viết cũng cảnh báo về bất lợi khi sinh viên khởi nghiệp như thiếu khả năng giải quyết bài toán thực tế và thiếu kiến thức đa ngành.