Pathos Problem trong khởi nghiệp
Phân tích về hội chứng Pathos trong khởi nghiệp - khi founder đặt cái tôi quá cao và tìm kiếm sự công nhận thay vì lắng nghe phản hồi thực tế.

Hội chứng Pathos
Hôm bữa mình có xem 1 video khởi nghiệp cùng bạn nhậu. Có 2 anh, một anh đang pitch idea khởi nghiệp homestay cùng bạn nhưng bị bạn phản bác rằng sẽ thất bại thôi. Cuối cùng hai bên cãi nhau rất gay gắt.
Có một khái niệm mình từng đọc được là Pathos Problem. Pathos Problem là khi bạn đặt cái tôi của bạn quá cao, bạn tìm kiếm sự công nhận từ người khác khi bạn thể hiện ý tưởng, suy nghĩ của mình.
Đặc biệt là khi bạn nói với người khác về thứ bạn đang rất quan tâm : như ý tưởng, kế hoạch khởi nghiệp của bạn. Ngay cả khi bạn cho phép người đó nhận xét thật lòng nhưng thật tâm bạn muốn nhận được sự công nhận. Bạn muốn được khen, được ủng hộ.
Một số biểu hiện của Pathos problem:
"Anh đang có ý tưởng khởi nghiệp làm cái này, cái kia, em nghĩ nó có thành công không?
"Anh mất mấy năm để lên kế hoạch/ý tưởng này, em phải tin anh?"
"Anh có ý tưởng này rất hay ....bla bla..... em có thích nó không?"
"Anh đã nghỉ việc mấy tháng nay để chuẩn bị làm cái này, em thấy sao"?
Bạn đều thấy biểu hiện chung khi mắc phải Pathos problem là chúng ta muốn kể khổ về sự nỗ lực, khó khăn, thời gian, công sức mà chúng ta đã bỏ ra để đổi lại sự động viên, lời khen, khích lệ từ người khác.
Lời khen và sự công nhận từ người khác là không có giá trị và chúng cũng không khiến sản phẩm bạn tốt lên được mà chính bản thân bạn mới là yếu tố quyết định thành hay bại.
Ý mình không có nghĩa là bạn không nên chia sẻ ý tưởng, nói chuyện, phản hồi với khách hàng. Nhưng nên trao đổi với cái tôi thật thấp. Với bạn, nỗ lực của bạn và sản phẩm liên quan đến nhau nhưng là 2 thứ hoàn toàn khác nhau với người khác.
Và khi cái tôi bạn cao quá, thì người đối diện cũng không muốn nói thêm làm gì, họ có thể khen xã giao bạn cho xong. Hoặc trong trường hợp video khởi nghiêp cùng bạn nhậu ở trên, họ có thể cãi đến cùng vì họ cũng muốn thắng bạn.
Tóm lại, chia sẻ ý tưởng, kế hoạch của bạn cho người khác cũng tốt nhưng đừng mắc phải Pathos problem nhé.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Cách làm giàu bằng thực lực
Phân tích triết lý làm giàu của Naval Ravikant, người sáng lập Angel List, qua tweet storm nổi tiếng 'How to Get Rich'. Bài viết giải thích sự khác biệt giữa thịnh vượng và tiền bạc, tầm quan trọng của thu nhập thụ động, và cách xây dựng sự giàu có bền vững thông qua kiến thức chuyên biệt và đòn bẩy không cần xin phép.

Trào lưu độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm (FIRE) và Fat FIRE
Bài viết giới thiệu về hai khái niệm tài chính phổ biến: FIRE (Financial Independence, Retire Early) và Fat FIRE. Tác giả giải thích công thức áp dụng quy tắc 4% để đạt được độc lập tài chính, phân tích các rủi ro như lạm phát, và so sánh giữa FIRE thông thường với Fat FIRE - phiên bản nâng cấp cho phép chi tiêu dư dả hơn trong quá trình nghỉ hưu sớm.

By-product
Khám phá khái niệm by-product - những sản phẩm phụ bất ngờ trong cuộc sống. Bài viết chia sẻ cách những hành động đơn giản như viết blog hay đọc sách có thể tạo ra giá trị không ngờ, từ mối quan hệ mới đến thay đổi nhận thức, và cách kết nối những điểm này theo triết lý của Steve Jobs.

Finding product market fit is f**king hard
Chia sẻ về những khó khăn trong việc tìm kiếm Product Market Fit, dựa trên kinh nghiệm thực tế từ nhiều dự án với các mức độ thành công khác nhau.

Phân biệt AI, Machine Learning và Deep Learning
Giải thích sự khác biệt giữa AI, Machine Learning và Deep Learning ở mức cơ bản, giúp người đọc hiểu được mối quan hệ và phạm vi của từng khái niệm.

Association, Aggregation, Composition, Dependency là gì?
Giải thích rõ ràng về bốn mối quan hệ cơ bản trong lập trình hướng đối tượng - Association, Aggregation, Composition và Dependency với ví dụ cụ thể bằng Swift. Hiểu đúng các khái niệm này sẽ giúp bạn thiết kế phần mềm chuyên nghiệp hơn!