Hành trình xuyên Việt 39 ngày

Mình vừa kết thúc hành trình xuyên Việt 39 ngày. Tổng hành trình khoảng 4000km.
Đây là các địa điểm tụi mình đã ở lại (không tính các địa điểm chỉ ghé qua trên đường):
Sài Gòn -> Phan Thiết -> Phú Yên -> Quy Nhơn -> Đà Nẵng -> Hội An -> Đà Nẵng -> Huế -> Phong Nha (Quảng Bình) -> Nghệ An -> Thanh Hoá -> Hà Nội -> Mai Châu (Hoà Bình) -> Mộc Châu (Sơn La) -> Tà Xùa (Sơn La) -> Sa Pa -> Hà Giang -> Cao Bằng -> Lạng Sơn -> Hạ Long -> Ninh Bình -> Đà Nẵng -> Sài Gòn
Tụi mình đã quyết định bỏ Nam Bộ và Tây Nguyên vì các thành viên gần như đã đi hết 2 khu vực này. Một vài kinh nghiệm đúc kết sau chuyến đi:
-
Mình có bằng lái là đi luôn (lái mới). Trước khi đi thì toàn bị hù là sẽ bị công an ngoài đó bắt; chuẩn bị tiền đóng phạt đi. Rồi đường một bên là núi một bên là vực nguy hiểm lắm, vv Thực tế thì đi cả tháng chưa bị phạt nóng lần nào (phạt nguội đang đợi 😆). Nên đi đúng luật, chậm rãi thì sẽ không sao đâu. Nếu bạn tính đi đâu chơi mà bị hù này nọ thì hãy xem đó là lời nhắc nhở lái xe cẩn thận thôi.
-
Về phong cảnh thì khỏi bàn. Nếu đi xuyên Việt thì sẽ được rửa mắt liên tục vì VN có đường bờ biển dài, thiên đường hang động, núi non phía Bắc trùng trùng điệp điệp (mây bây ngang chân ở Tà Xùa).
-
Đi dài ngày vui hay không thì phong cảnh, đồ ăn chắc chiếm 50% thôi, còn lại do người đi cùng. Nếu người đi cùng vui vẻ thì những nơi bình thường cũng là nơi vui nhất. Chẳng hạn như đá banh với con nít ở Hà Giang hay dầm mưa ở quảng trường Sa Pa là những trải nghiệm không bao giờ quên.
-
Chuyến đi này tụi mình cũng "bắt cóc" 3 người lên xe chở đi chơi luôn dù không quen biết gì. Một bác lớn tuổi về VN kiếm bồ, một thanh niên Tây balo, một em gái du học sinh về VN du lịch. Cho nên là kết bạn lúc đi du lịch dễ lắm
-
Để đi chơi lâu bớt chán thì nên kết hợp công việc, thể thao vào. Chứ đi lâu ngày mà chỉ ăn chơi không thì sẽ nhanh chán.
-
Sau hai năm covid, nhiều người kinh doanh du lịch gần như phá sản nhưng đã vượt qua được. Nhìn họ làm việc mà thấy có động lực hơn. Mình tính đi xuyên Việt từ năm ngoái nhưng vì dịch nên mới hoàn thành được. Đúng là không phí công sức và tiền bạc. Cố gắng để vài năm sau có thể đi vòng quanh thế giới 💪
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Tư duy ngược trong thời đại AI

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Day 13 - Profitable MVP in 30 Days - Speed Reading, Chrome Extension
Bài viết ngày 13 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ về việc phát triển tiện ích mở rộng Chrome cho đọc nhanh (Speed Reading). Bài viết phân tích các phương pháp đọc nhanh khác nhau như RSVP và phương pháp của Tim Ferriss, giải thích tính năng chính của ứng dụng bao gồm Reader Mode và Reading Pointer, đồng thời chia sẻ quá trình học và tạo tiện ích Chrome đơn giản.

Product Manager là gì?
Giải thích về vai trò Product Manager, công việc của họ ở giao điểm giữa Business, UX và Technology, cùng với các loại PM khác nhau trong ngành công nghệ.