Day 6 - Profitable MVP in 30 Days - 4 Mô hình kiếm tiền từ phần mềm
Ngày thứ sáu của thử thách Profitable MVP in 30 Days, phân tích bốn mô hình kiếm tiền từ phần mềm: quảng cáo, donation, subscription và one-time payment, để chọn phương án phù hợp nhất cho ứng dụng nghe nhạc.

Hi all, nếu bạn mới đọc series này, thì bạn có thể đọc phần giới thiệu từ ngày 0 của mình ở đây. Bạn có thể tham gia thử thách với group trên Discord tại: https://discord.gg/6SFW4yydvG. Link sau 1 ngày sẽ bị expired, nên bạn nào muốn join thì comment mình gửi link mới nhé
Day 6: Mô hình kiếm tiền
Tính đến hôm nay thì mình đã hoàn thiện flow ứng dụng như mockup rồi. Thời gian tới chỉ chỉnh sửa lại design, làm branding với chuẩn bị launch nữa thôi.
Trong thời gian này, mình cũng đã nghĩ đến các mô hình để kiếm tiền vì ban đầu đã lỡ dại đặt goal là $1000 revenue rồi. Đúng là không nên chia sẻ mục tiêu công khai mọi người à, mình thấy hơi áp lực rồi đó 😆😆😆
Dưới đây là một cách có thể kiếm tiền từ việc làm phần mềm.
Chạy quảng cáo
Với ứng dụng nghe nhạc thì user cũng thường xuyên bật ứng dụng lên, tỷ lệ hiển thị quảng cáo cũng ổn. Nhưng mà về mặt UX thì khá phiền, không ai muốn thấy quảng cáo cả.
Chưa kể là với app trên menu bar vốn đã nhỏ thì không còn chỗ nào đặt quảng cáo cả. Nên mình không chọn cách này.
Donation
Donation là xuất bản phần mềm miễn phí và nhận tiền ủng hộ từ users.
Theo mình thì nếu user đã có tương tác với tác giả từ trước thì mô hình ủng hộ này hiểu quả hơn.
Ví dụ users đã đọc blog, biết tác giả trước thì họ sẽ có nhiều thiện cảm cho tác giả => donate cho họ.
Monthly subscription
Monthly subscription thì mỗi tháng user phải trả một khoảng tiền tuỳ theo nhu cầu sử dụng. (Như Netflix, Soundcloud, Spotify)
Sẽ có các gói pricing với các mức giá khác nhau cho user lựa chọn.
Thường các ứng dụng SaaS sẽ dùng mô hình subscription này.
Và ứng dụng cũng nên có đủ độ phức tạp về tính năng, đa dạng về nội dung hoặc app có lưu trữ 1 lượng dữ liệu nhất định của user thường xuyên thì mới áp dụng mô hình subscription này được.
Như app nghe nhạc của mình thì quá đơn giản, không dùng mô hình này được.
Subscription cũng là mô hình mà nhà phát hành thích nhất, vì chi phí để có được user mới luôn mắc hơn là chi phí để giữ user lại. (theo khảo sát này)
One-time payment
User trả tiền 1 lần và dùng cả đời kể cả có bảng nâng cấp mới.
Đây có thể là mô hình mà users thích nhất. Như mình có mua một số app như Notability trên iPad, Magnet trên Mac đều one time payment, trả một lần mà dùng được trọn đời.
Đa số ứng dụng phía client (không tốn hoặc tốn ít chi phí để duy trì backend server) thì nên áp dụng mô hình này.
Xét về cả tính năng và độ khả thi có thể bán đươc thì mình sẽ chọn mô hình one-time payment cho ứng dụng nghe nhạc của mình.
Bonus
Một cách khác là cố gắng tăng lượt traffic, users đến một mức nhất định rồi... bán lại cho những người cần.
Mình có biết số developer phát triển extension cho Chrome, hay Wordpress plugin. Đến khi có khoảng vài chục ngàn lượt tải rồi đem bán lại cho người cần.
Activity
Dựa vào tính năng của ứng dụng của bạn, hãy tìm hiểu những cách có thể kiếm tiền được từ ứng dụng. Sau đó hãy phân tích và lựa chọn mô hình phù hợp nhé.
Image cover: Photo by NeONBRAND on Unsplash
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Sự Phát Triển của Micro SaaS: Tại sao Năm 2024 sẽ là năm của Phần mềm Chuyên Biệt
Bài viết phân tích xu hướng phát triển của Micro SaaS trong năm 2024, giải thích khái niệm và sự khác biệt giữa SaaS truyền thống và Micro SaaS. Tác giả trình bày các đặc điểm của doanh nghiệp Micro SaaS, lý do tại sao 2024 là thời điểm bùng nổ của mô hình này, và hướng dẫn cách xây dựng một Micro SaaS thành công với công nghệ nocode. Bài viết cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế và các bài học từ những dự án Micro SaaS của chính tác giả.
![[Case Study] Bán No-code MVP làm trong 100h giá $5000](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751208990%2Fkhoa_blog%2FCase_Study_B%25C3%25A1n_No-code_MVP_l%25C3%25A0m_trong_100h_gi%25C3%25A1_5000%2F1a0a8e1c-da40-4460-9902-a75cea8a54cf_1024x585.png.png&w=828&q=75)
[Case Study] Bán No-code MVP làm trong 100h giá $5000
Hành trình từ ý tưởng đến việc bán thành công dự án Profitable Insider với giá $5000 chỉ sau 100 giờ làm việc. Bài viết chia sẻ chi tiết về quá trình chọn ý tưởng, xây dựng sản phẩm bằng công cụ no-code, cách định giá MVP, và các bước trong quá trình bán hàng, cung cấp kinh nghiệm quý báu cho những ai muốn phát triển side project.

Cách học tiếng anh online với italki
Bài viết chia sẻ trải nghiệm học tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài qua nền tảng italki, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, phát âm và học hỏi văn hóa. Tác giả cũng chia sẻ mẹo chuẩn bị ý tưởng trước buổi học để tối ưu thời gian và chi phí, đồng thời giới thiệu cơ hội học tập cho những người không có điều kiện gặp người nước ngoài trực tiếp.

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.