Non tech founder làm MVP: Nên tự học lập trình hay thuê ngoài?
Phân tích ưu nhược điểm giữa việc tự học lập trình và thuê ngoài khi xây dựng MVP cho các founder không có nền tảng kỹ thuật.

Giới thiệu
Sau một thời gian làm MVP app/web app cho khách hàng, mình thấy một số founder không có technical background cũng có ý nghĩ là liệu mình nên tự học rồi code luôn hay thuê người khác làm cho nhanh đây. Ở bài này mình sẽ ngồi lại phân tích ưu nhược điểm của 2 sự lựa chọn trên nhé
'Ngoại đạo' thì tự học lập trình có được không?
Thực ra mình có viết một bài là không nên hỏi câu hỏi có được không? Giờ lên mặt trăng còn được huống hồ gì học lập trình, làm app. Mình sẽ lấy ví dụ một người 'ngoại đạo' không những tự học lập trình mà còn là founder nổi tiếng nữa.
Jan Koum
Đó là Jan Koum - founder của Whatsapp, anh là người Nga nhập cư sang Mỹ. Ảnh tự học lập trình từ sách rồi làm Infrastructure Engineer ở Yahoo, Infrastructure Engineer giống kiểu IT Helpdesk chứ không phải lập trình viên nữa. Rồi sau đó ảnh nghỉ việc để làm startup Whatapps. Cho nên không cần trường lớp chính thống, tự học lập trình là chuyện hoàn toàn khả thi
Nhưng một điều mình chưa nói là Jan Koum có một anh cofounder tên Brian Acton - là một lập trình viên thực thụ.
Tự làm MVP
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình từ một người chưa biết gì để làm được MVP chạy được thì cần khoảng 10 tháng (Một ngày học khoảng 2-4h)
-
2 tháng để học các khái niệm cơ bản, ngôn ngữ lập trình, hướng đối tượng
-
3 tháng để học và làm frontend
-
3 tháng để học và làm backend
-
4-5 tháng để gom kiến thức lại làm MVP
Trên đây chỉ là khoảng thời gian tương đối, mỗi loại MVP có thể có độ phức tạp khác nhau. Mỗi người có sức học khác nhau nữa.
Mình liệt kê ra để bạn thấy rằng việc tự học là có thể nhưng đổi lại là thời gian. Nếu bạn bỏ thời gian vào phần kỹ thuật nhiều quá - kỹ năng bạn không giỏi. Bạn cũng sẽ thiếu thời gian cho kỹ năng bạn giỏi như gọi vốn, marketing, tài chính.
tập trung vào điểm mạnh của bạn
Bạn có thể mất 10 tháng để học và làm MVP ở mức tương đối hay tiết kiệm 10 tháng đó làm việc khác bằng cách tìm cofounder giỏi IT hoặc thuê freelancer, outsource bên ngoài
Không làm nhưng cũng phải hiểu
Theo mình thì nếu bạn đã không có nền tảng kỹ thuật mà muốn khởi nghiệp công nghệ thì cũng không cần đắm chìm vào mảng IT để làm gì cả.
Thực chất thì MVP cũng chỉ là bước đầu thôi, muốn đi xa và long term thì cần phải có cofounder là CTO để quản lý developers, đưa ra các quyết định quan trọng về mặt kỹ thuật - điều mà không phải tự học là được. Tầm CTO thì không những giỏi kỹ thuật mà còn phải có kinh nghiệm quản lý.
Tóm lại là muốn đi xa thì trước sau gì cũng phải có CTO thì việc bạn tốn thời gian để học chuyên sâu mảng tech để làm gì.
Còn trường hợp bạn chưa tìm được CTO và bạn muốn làm MVP để kiểm tra ý tưởng, thị trường thì nên thuê ngoài để tiết kiệm thời gian.
Những điều bạn nên học đó chính là:
-
Cách mô tả tính năng của ứng dụng: Viết tài liệu mô tả tính năng, cách ứng dụng hoạt động như thế nào, cách làm mockup để mô tả giao diện.
-
Quản lý scope của ứng dụng: Ví dụ ý tưởng của bạn là có 10 tính năng nhưng phải biết đâu là tính năng chính (core features), độ ưu tiên của chúng: cái nào làm trước, cái nào làm sau.
-
Hiểu ngôn ngữ của developer: Cái này dễ hơn là tự code nhiều, chủ yếu là hiểu để nói chuyện được với các bạn lập trình viên dễ dàng. Mấy thuật ngữ này mà bạn càng biết nhiều thì dev càng nể bạn đó. VD: API, frontend, backend, responsive design, database, server, client, bug, cache, cookies, token, framework, library, tham số.
-
Hiểu ngôn ngữ của design: tương tự là để dễ làm việc (nếu bạn có thuê design).
VD: breadcrumbs, radio button, text box, multi selection, segment, flat design, material design, layer, grid, background color, vv
Giai đoạn làm MVP này nó cũng chứng tỏ nhiều điều.
Nếu một team dev nhỏ lúc làm MVP bạn còn không quản lý được và không có kết quả (delivery solution) được thì sao sau này có tiền bạn có thể quản lý team lớn được
Còn nghĩ một cách tích cực thì lúc làm MVP cũng là lúc bạn học thêm nhiều thứ về mảng tech, hiểu rõ hơn về ý tưởng của mình, nâng cấp bản thân ở một lĩnh vực mới
Kết
Trả lời câu hỏi ban đầu "non tech founder làm MVP: Nên tự học lập trình hay thuê ngoài?"
Tối ưu nhất là tìm cofounder, thứ hai là cũng tự học nhưng học để hiểu và quản lý hay vì học lập trình. Nếu bí quá hay muốn thử thách bản thân thì tự học lập trình. Làm gì cũng được nhưng hãy làm. Đừng để idea trên giấy nữa.
Chúng bạn thành công nhé!
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Game Theory trong thời đại AI: Khi máy móc tham gia vào "trò chơi"
Bài viết phân tích sự giao thoa giữa lý thuyết trò chơi (Game Theory) và trí tuệ nhân tạo, giải thích cách AI đang thay đổi các nguyên lý cân bằng Nash và chiến lược tối ưu. Tác giả đưa ra các ví dụ thực tế về ứng dụng trong kinh doanh, giao thông và an ninh mạng.

Dự đoán về Vibe Coding: Cách AI sẽ biến đổi việc tạo ra phần mềm
Bài viết phân tích cách 'vibe coding' - phương pháp lập trình dựa trên mô tả ý định thay vì viết code trực tiếp - sẽ dân chủ hóa việc phát triển phần mềm. Tác giả dự đoán về sự chuyển đổi từ giao diện dòng lệnh sang thiết kế trực quan, sự xuất hiện của phần mềm tự cải thiện, và tác động đến cấu trúc tổ chức công ty cũng như các thị trường ngách chưa được khai thác.

Sự Phát Triển của Micro SaaS: Tại sao Năm 2024 sẽ là năm của Phần mềm Chuyên Biệt
Bài viết phân tích xu hướng phát triển của Micro SaaS trong năm 2024, giải thích khái niệm và sự khác biệt giữa SaaS truyền thống và Micro SaaS. Tác giả trình bày các đặc điểm của doanh nghiệp Micro SaaS, lý do tại sao 2024 là thời điểm bùng nổ của mô hình này, và hướng dẫn cách xây dựng một Micro SaaS thành công với công nghệ nocode. Bài viết cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế và các bài học từ những dự án Micro SaaS của chính tác giả.
![[Case Study] Bán No-code MVP làm trong 100h giá $5000](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751208990%2Fkhoa_blog%2FCase_Study_B%25C3%25A1n_No-code_MVP_l%25C3%25A0m_trong_100h_gi%25C3%25A1_5000%2F1a0a8e1c-da40-4460-9902-a75cea8a54cf_1024x585.png.png&w=828&q=75)
[Case Study] Bán No-code MVP làm trong 100h giá $5000
Hành trình từ ý tưởng đến việc bán thành công dự án Profitable Insider với giá $5000 chỉ sau 100 giờ làm việc. Bài viết chia sẻ chi tiết về quá trình chọn ý tưởng, xây dựng sản phẩm bằng công cụ no-code, cách định giá MVP, và các bước trong quá trình bán hàng, cung cấp kinh nghiệm quý báu cho những ai muốn phát triển side project.

Nghề
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc lựa chọn nghề nghiệp từ thời cấp ba, phản ánh về môn Hướng Nghiệp không hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp như ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và truyền thông. Tác giả kể về hành trình trở thành lập trình viên và những suy ngẫm về việc liệu mình đã chọn đúng ngành hay chưa.
