Không thích Toán có nên học Thương mại điện tử
Bài viết phân tích về ngành Thương mại điện tử và liệu người không thích Toán có phù hợp với ngành này không. Tác giả giải thích các khía cạnh của ngành học, các môn học liên quan, và các cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp như lập trình viên, digital marketing, quản lý sản phẩm và nhiều vị trí khác trong các công ty thương mại điện tử.

Có nên học Thương mại điện tử?
Gần đây trên trang confession của trường mình có bạn đăng câu hỏi với nội dung đại ý là "không thích Toán thì có nên học Thương mại điện tử?"
Xem thêm:
Đây là câu hỏi từ em gái ( có thể em trai ):
Câu trả lời
Đây là nguyên văn câu trả lời của mình:
Thì đúng là học lập trình thì nên giỏi Toán, mà không giỏi Toán vẫn lập trình bình thường được.
Thực ra Toán mình đạo hàm, tích phân, ma trận cao siêu nhưng để làm phần mềm, website bình thường cũng không cần cao siêu vậy đâu. Em nói không thích Toán nhưng lỡ thích lập trình thì sao. Với lại cách học ở cấp 3 cũng khác đại học.
UIT thì 2 năm đầu đều học đại cương như nhau nên Toán và code là điều bắt buộc. Ngành thương mại điện tử trường khác như Kinh Tế Luật, Kinh Tế thì chương trình học cũng na ná vậy, cũng Toán + Lập trình.
Câu hỏi đặc ra là tại sao là thương mại điện tử? Nên reverse engineering lại, tức là hình dung sau này em muốn làm gì liên quan đến mua bán online trước.
Nên tìm hiểu hệ thống ecommerce có gì.
Ví dụ như Tiki ban đầu chỉ bán sách, sau đó bán nhiều mặt hàng, giờ thành marketplace rồi ( cho phép các cửa hàng đăng sản phẩm bán trên Tiki ).
Thì cả một hệ thống như Tiki sẽ có nhiều hệ thống con như website bán hàng, hệ thống quản lý các cửa hàng, hệ thống kho, vận chuyển, vv
Trong mỗi hệ thống sẽ có nhiều việc để em làm, phổ biến nhất là những việc SEO Specialists, SEM Specialists, UX Designers, Product Managers, Developers.
-
SEO là tối ưu từ khoá, ví dụ khách gõ ‘điện thoại iPhone X’ thì em phải làm sao trang bán hàng của mình lên top 1
-
SEM Specialists: chạy quảng cáo trên Facebook, Google Adwords, Instagram sao cho tối ưu, khách click ads và mua hàng online
-
UX Designers: Thiết kế trải nghiệm người dùng, tại sao nút mua hàng thường có màu nổi bật ( Tiki, Shopee màu đỏ ). Tại sao trang Home lại hiển thị rất nhiều sản phẩm/danh mục, thanh toán có cần đăng nhập, trải qua mấy bước, Nhập mã giảm giá lúc nào là hợp lý,
-
Product Managers là người quyết thay đổi định tính năng để mang lại giá trị cho người dùng. Ví dụ tính năng 2h nhận hàng của Tiki, tính năng nhập địa chỉ là tự tính tiền ship, tính năng recommend sản phẩm tương tự để tăng sale. Product Manager không phải code nhưng cần hiểu về kinh doanh, UI/UX, lập trình
-
Developers: là những người trực tiếp làm nên hệ thống thương mại điện tử. Họ sẽ làm website/ mobile app, những chương trình hệ thống, những tool cho shipper, bên bán hàng.
Ngoài ra còn nhiều job khác cũng liên quan đến thương mại điện tử như Tester, Data Analyst, Business Analyst, Business Development
Để tìm hiểu thêm, em có thể search với cụm từ “Tiki/Lazada/Shopee/Chotot tuyển dụng” rồi đọc job description của những vị trí đó.
Hay nếu em xinh thì bán hàng Facebook, Zalo cũng được, khởi nghiệp cũng được, hay học xong về làm giảng viên.
Tóm lại là em trong quá trình em học 2 năm đầu hoặc tổng 4 năm sẽ có Toán, có code nhưng khi ra trường hoàn toàn có thể làm mà không phải code, chỉ cần hiểu nó hoạt động như thế nào thôi.
Còn nếu em là người kiểu căm thù môn Toán 12 năm nay, lên đại học đã được giải thoát thì nên chọn mấy ngành ngôn ngữ, văn học để học nhé.
Còn nếu muốn học thương mại điện tử thì có UIT, UEL hoặc UEH, nhưng muốn nhiều trai thì UIT thẳng tiến. Ngược lại nếu em là trai thì recommend học 2 trường kia để có nhiều gái.
À, cũng nên có lặp trường, tư duy phản biện, nên lắng nghe bản thân nha, lời khuyên thì tốt nhưng chỉ có mình hiểu mình thôi:
https://niviki.com/dont-take-advice/
Kết
Thực sự Thương mại điện tử là một ngành rất hot, vì tương lai % users mua hàng trực tuyến chỉ có tăng. Hy vọng câu trả lời của mình có thể giúp bạn nào đang mông lung sẽ bớt bớt lại tý. Còn quan điểm của bạn thì sao, không thích Toán có nên học Thương mại điện tử nói riêng cũng như học IT nói chung?
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

Day 9 - Profitable MVP in 30 Days - Launch day & first sale
Ngày thứ chín của thử thách Profitable MVP in 30 Days, chia sẻ về ngày ra mắt sản phẩm SoundBar trên các nền tảng như ProductHunt, Reddit và Hacker News, cùng niềm vui khi có được đơn hàng đầu tiên từ Reddit.

Hôm nay bạn làm gì?
Bài viết suy ngẫm về giá trị của thời gian và cách chúng ta sử dụng từng ngày trong cuộc sống. Tác giả đặt câu hỏi 'Hôm nay bạn làm gì?' để khuyến khích người đọc sống trọn vẹn với hiện tại theo tinh thần 'Carpe diem', đồng thời nhắc nhở về việc thời gian là thứ ta hiểu rõ nhưng không thể kiểm soát.