IaaS, PaaS, SaaS và BaaS là gì và ví dụ?
Bài viết giải thích chi tiết về các mô hình dịch vụ điện toán đám mây IaaS, PaaS, SaaS và BaaS, cùng với các ví dụ cụ thể cho từng loại. Giúp người đọc hiểu rõ sự khác biệt giữa các mô hình này và lựa chọn phù hợp khi phát triển ứng dụng web.

Chào mọi người,
Khi mọi người vào phần about của các ứng dụng web (web application), bạn có thể thấy là nó giới thiệu là IaaS, PaaS, SaaS, BaaS. Vậy mấy thuật ngữ này có ý nghĩa gì, cùng nhau tìm hiểu nhé. Dĩ nhiên, đối với những ai có dự định phát triển một ứng dụng web, việc hiểu rõ những khái niệm này có thể giúp bạn chọn lựa được mô hình để phát triển.
1. SaaS (SOFTWARE AS A SERVICE):
SaaS dùng web để lưu trữ ứng dụng cho 1 hoặc nhiều khách khách hàng sử dụng. Ví dụ thông thường bạn có 1 phần mềm quản lý hoá đơn điện tử. Người dùng muốn cài đặt sử dụng phải tải file .exe về cài đặt, rồi phải thiết lập cấu hình mới chạy được.
Hoặc máy khách hàng xài RAM có 128MB à, chạy không nổi. Hoặc máy ngon mà bị cháy nhà, khách hàng mất hết dữ liệu. Như vậy sử dụng trực tiếp trên máy tính có nhiều bất lợi. Vì thế SaaS sẽ đưa toàn bộ phần mềm lên mạng. Khách hàng nào muốn xài phần mềm thì cứ đăng ký tài khoản online rồi sử dụng, không cần lo về cài đặt, sao lưu dữ liệu nữa,vv Ví dụ thì bạn cứ search những từ khóa liên quaqn đến phần mềm quản lý và hậu tố online vào phía sau như hotel management online, school management, vv Ở Việt Nam có một trang đang nổi là KiotViet, các bạn có thể tham khảo.
2. PaaS (PLATFORM AS A SERVICE):
PaaS khác với SaaS, nó cung cấp nền tảng để phát triển ứng dụng. Bình thường bạn phải cài IDE, hoặc chạy máy ảo, vv để phát triển ứng dụng thì PaaS sẽ cung cấp nền tảng cho các bạn phát triển luôn. Đỡ tốn thời gian để cài đặt, tốn phí mua IDE. Ví dụ điển hình nhất là các trang cho phép tạo ứng dụng di động online. Bạn có thể search các từ khóa như c reate mobile app online. Kết quả trả về sẽ rất nhiều trang PaaS như vậy. Mình cũng đã viết một bài về platform tạo ứng dụng di động online trên blog rồi, bạn có thể tham khảo thêm. Một ví dụ nữa là các trang phát triển web online như c9.io, https://www.nitrous.io/.
3. IaaS (INFRASTRUCTURE AS A SERVICE):
IaaS sẽ cung cấp (cho bạn thuê) cơ sở hạ tầng như thuê máy chủ. Khách hàng thay vì phải bỏ một số tiền lớn ra để mua, họ có thể thuê một trang Iaas và đóng tiền sử dụng hàng tháng, như vậy sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Một ví dụ cụ thể mà mình từng sử dụng luôn, đó là trang http://www.macincloud.com/ . Mình cũng đã có làm một video review về trang này rồi. Đại khái trang này cho người dùng thuê máy Mac. Bạn biết đấy, máy Mac khá mắc so với các dòng máy thông thường. Người dùng có thể thuê để đăng ký certificate hoặc dùng Xcode để submit ứng dụng lên appstore. Một vài ví dụ khác về IaaS như: Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE).
4. BaaS: (Backend as a service)
Cái tên nói lên tính cách rồi. Những trang như thế này sẽ hỗ trợ lưu trữ database, tạo các API để load, update, insert database, vv Một trang khá nổi tiếng nhưng vừa bị 'shutdown' năm ngoái là Parse.com.
Tổng kết:
Trên đây là 4 dạng phổ biến nhất của web application theo kiến thức của mình. Nếu bạn biết những loại khác ngoài 4 dạng trên hãy comment cùng chia sẻ với mọi người nhé.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Tương lai nào cho marketplace startup
![[Case Study] Vừa đi du lịch vừa làm việc kiếm $4250 trong 80h](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fres.cloudinary.com%2Fkhoanguyen1505%2Fimage%2Fupload%2Fv1751208916%2Fkhoa_blog%2FCase_Study_V%25E1%25BB%25ABa_%25C4%2591i_du_l%25E1%25BB%258Bch_v%25E1%25BB%25ABa_l%25C3%25A0m_vi%25E1%25BB%2587c_ki%25E1%25BA%25BFm_4250_t%2F114e3cbb-4dae-4e41-aa63-f5742df3ce07_2240x1260.png.jpg&w=828&q=75)
[Case Study] Vừa đi du lịch vừa làm việc kiếm $4250 trong 80h
Trải nghiệm thực tế về việc làm remote kết hợp du lịch xuyên Đông Nam Á theo phong cách Tây balo. Bài viết chia sẻ chi tiết cách tận dụng thời gian chết để làm việc hiệu quả, tham gia các cuộc thi blockchain để kiếm thêm thu nhập, và những bài học thực tế về cân bằng công việc-du lịch khi không có môi trường làm việc lý tưởng.