English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Bài viết chia sẻ về việc phát triển ứng dụng SaaS AI demo cho khóa học Bubble, tập trung vào Prompt Engineering - kỹ thuật viết prompt hiệu quả cho AI. Tác giả giới thiệu cấu trúc prompt chuẩn gồm 6 phần: Persona, Context, Task, Format, Examplar và Tone, đồng thời trình bày ý tưởng và mockup cho ứng dụng hỗ trợ người dùng viết prompt tốt hơn, giải quyết vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng AI.

Giới thiệu
Mọi người đọc phần đầu của series ở đây nhé.
Phần đầu là day 0 nhưng phần tiếp theo là day 2 tại vì mình skip 1 ngày để làm task bên Bubble Component Collection. Mình bận làm con Bot để team khi thêm component mới thì sẽ tự động đăng lên blog và social (Twitter, Facebook, vv)
Ví dụ như post này là tự động
Mình dùng các tool no-code như Airtable, Make.com để làm. Mọi người quan tâm về no-code có thể tham gia cộng đồng No-code Việt Nam nhé.
Thui mình quay lại với series English course challenge này ha.
Để quay khoá học về Bubble thì mình cần làm một app demo để làm hướng dẫn cho học viên.
Gần đây có trend hot là SaaS AI, một số app mình thích có doanh thu cao mà làm bằng Bubble như:
Các app này làm giao diện bằng Bubble rồi backend sẽ call tới AI service như ChatGPT để hoàn thiện chức năng.
Nên mình quyết định sẽ chọn topic này để làm app cho khoá học
Giải quyết vấn đề của bản thân trước
Trong giới startup có term là Dogfooding.
Có nghĩa là bạn nên làm app để giải quyết vấn đề của bản thân trước. Tránh được trường hợp tự đẻ ra “problem”. Nếu app bạn làm ra bạn còn không muốn dùng thì ai sẽ dùng.
Mặc dù chỉ cần làm 1 app demo cho khoá học nhưng mình cũng muốn tìm 1 idea để có thể phát triển nó sau khoá học.
Mình thì cũng dùng AI để viết content nhiều nên vấn đề mình đang gặp phải là làm sao để viết prompt hiệu quả.
So với lúc ChatGPT mới ra đến hiện tại thì mình cũng đã viết prompt khá hơn, tuy nhiên chưa phải là tối ưu.
Và mình biết bạn bè của mình cũng gặp khó khăn khi viết prompt.
Ví dụ hôm bữa mình có share một generative AI để vẽ hình thì bạn mình dùng prompt đúng 1 chữ “house“ 🙃
Tức là đây là vấn đề của những người khác nữa.
Nên mình sẽ chọn topic Prompt Engineering để làm app cho khoá học.
Vừa làm SaaS AI app vừa để cập đến 1 “problem” nhiều người gặp phải => Khoá học sẽ bắt được trend, thú vị, khiến nhiều người tò mò hơn. Đó là mục đích của mình.
Nhưng chúng ta cùng tìm hiểu một chút về Prompt Engineering nhé!
Cách viết prompt tốt hơn
Ở bài viết trước mình đã viết về định nghĩa, cách viết prompt hiệu quả, mọi người chưa đọc thì có thể đọc qua nhé.
Sau khoảng vài tiếng nghiên cứu thêm về keyword prompt engineering, mình thấy đây là cách viết prompt hiệu quả và dễ tiếp cận nhất
Một prompt chuẩn sẽ có 6 phần như sau
-
Persona : để AI hiểu bạn đang muốn đóng vai là ai
-
Context : Ngữ cảnh để AI hiểu về giới hạn kết quả. Nếu không có thì AI sẽ tự giả định
-
Task : Yêu cầu AI làm gì cho bạn. Nên bắt đầu với verb như Give, Write, Analyze, Create, Show, vv
-
Format : Định dạng đầu ra bạn muốn. Ví dụ 500 words blog post, 200 words emails, markdown, vv
-
Examplar : Là những ví dụ để AI biết các best practice bạn muốn
-
Tone : Giọng văn thế nào để phù hợp. Ví dụ như formal, friendly, hài hước, vv
Các phần này được giải thích rất chi tiết trong video này, bạn có thể xem thêm:
Mình có xem qua khóa học nhiều học viên nhất về Prompt Engineering trên Udemy, thì ý tưởng cũng khá tương tự.
Còn nhiều kỹ thuật hơn bạn có thể xem qua ở trang Prompting Guide
Nhưng mình nghĩ để dễ tiếp cận thì trước mắt viết prompt theo chuẩn này là sẽ cải thiện được nhất nhiều rồi.
Mình chỉ còn khoảng 10 ngày, vừa làm app vừa quay video rồi viết blog cho challenge này cũng không có thời gian làm nhiều.
Chuyển idea thành app
Cũng có nhiều tools hỗ trợ viết prompt, nhưng đa số đều là code trên Github. Mình không có thời gian dùng thử hết.
Nhưng có tools Visual Prompt Builder là gần với app idea của mình nhất.
Đây là mockup thể hiện app idea của mình
Tính năng chính là khi user vô là biết sẽ gõ những gì, sau đó chỉ cần copy cái prompt đó để dùng.
Sau này có thể call API ChatGPT để show kết quả, hướng tới là UI for ChatGPT sau này.
Làm gì tiếp theo
Những ngày tiếp theo mình sẽ lên nội dung và quay video cho khoá học là vừa.
Song song thì sẽ nghiên cứu thêm các kỹ thuật, trips & tricks để bỏ vào app.
Hẹn gặp mọi người ở bài viết sau nhé.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

English Course Challenge in 2 weeks - Day 12: Kinh nghiệm quay khoá học
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quay khóa học tiếng Anh về Bubble.io, bao gồm việc lựa chọn phần mềm Screen.Studio để quay màn hình và tự động tạo phụ đề, những bài học từ việc đặt mục tiêu và xác định đối tượng học viên trước khi chọn nội dung, cũng như lợi ích của việc thử thách bản thân để vượt qua nỗi sợ và hoàn thành dự định. Tác giả cũng giới thiệu khóa học 'Build your first web app in Bubble for beginners' dành cho người mới bắt đầu.

English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Bài viết chia sẻ tiến trình ngày thứ 7 trong thử thách tạo khóa học tiếng Anh trong 2 tuần. Tác giả giới thiệu về Fine-tuning ChatGPT, một tính năng cho phép tạo phiên bản ChatGPT tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cung cấp, đặc biệt hữu ích cho chatbot hỗ trợ khách hàng. Bài viết cũng thảo luận về việc điều chỉnh hướng phát triển ứng dụng demo và khóa học, cùng với những khó khăn khi sử dụng API của OpenAI tại Việt Nam.

Đối thoại với AI: Generative AI (AI tạo sinh) và những điều cần biết
Bài viết dạng hỏi đáp toàn diện về AI tạo sinh, bao gồm kỹ thuật viết prompt hiệu quả, cách kiếm tiền từ AI, các nền tảng thay thế Claude AI, chi phí huấn luyện mô hình lớn, và các khái niệm quan trọng như BERT, mô hình tiền huấn luyện cùng những vấn đề đạo đức liên quan.

Review Khóa học Quản lý sản phẩm trên Coursera
Đánh giá chi tiết về Specialization 'Software Product Management' của University of Alberta trên Coursera, bao gồm 6 khóa học về quản lý sản phẩm phần mềm từ cơ bản đến chuyên sâu.

Niềm tin
Bài viết bàn về vai trò của niềm tin trong cuộc sống và cách nó ảnh hưởng đến hành động của chúng ta, giúp chúng ta dám bắt đầu và vượt qua thử thách.

Nghề
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc lựa chọn nghề nghiệp từ thời cấp ba, phản ánh về môn Hướng Nghiệp không hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp như ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và truyền thông. Tác giả kể về hành trình trở thành lập trình viên và những suy ngẫm về việc liệu mình đã chọn đúng ngành hay chưa.