Đừng đọc tin tức nữa
Bài viết phân tích khái niệm 'Locus of control' (LOC) - sự phân biệt giữa những việc chúng ta có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Tác giả lập luận rằng việc đọc tin tức thường là lãng phí thời gian vì 99% tin tức liên quan đến những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và khuyên người đọc nên tập trung vào những hoạt động có ích hơn cho bản thân.

Đừng đọc tin tức nữa
Sau một cuộc phỏng vấn xin việc, dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thay đổi được kết quả bạn có được nhận hay không. Giả sử bạn xem một trận bóng đá trên TV, dù bạn có hò hét cỡ nào thì cũng không thể thay đổi được diễn biến trên sân. Nếu có một trận động đất xảy ra và phá hủy nhà của bạn thì bạn cũng không thể làm gì để thay đổi được kết quả đó. Tiếng anh có một thuật ngữ là Locus of control (LOC) dùng để phân biệt những việc chúng ta có thể điều khiển với những việc chúng ta không thể.
( image from debtdiscipline.com )
Cố gắng thay đổi những việc chúng ta không thể thay đổi là 'công thức' cho sự chán nản, u sầu. Những ví dụ ban đầu bài viết này như kết quả thi, phỏng vấn, thảm họa thiên nhiên, chúng là những yếu tố của cuộc sống này, bạn không thể thay đổi. Ví dụ như bạn đang muốn giảm cân, bạn không thể thay đổi cân nặng của mình ngay được. Điều bạn có thể làm là thay đổi thói quen sinh hoạt: tập thể dục, ăn uống điều độ hoặc sử dụng thuốc. Lo lắng về những việc chúng ta không thể điều khiển là một trong những việc tốn thời gian nhất. Đó là lý do chúng ta không nên quan tâm quá nhiều đến tin tức, 99% tin tức là các sự việc, sự kiện ngoài tầm kiểm soát của chúng ta
Tin tức (nguồn Vnexpress.net)
Tin tức (nguồn Vnexpress.net)
Bạn không giảm giá trị của đồng NDT hay việc ai đi Mỹ dự hội nghị ASEAN được, đúng không? Nếu bạn là thủ tướng hoặc người có quyền lực trên thế giới thì may ra còn có thể, nhưng chúng ta chỉ là những công dân bình thường. Tại sao tốn thời gian để đọc những mẫu tin này trừ khi bạn là ông vua thời gian. Trên đây là những mẫu tin từ các website chính thống, chúng ta có thể đọc lướt qua (đọc tiêu đề thôi) hoặc không đọc cũng chẳng sao. Còn những tin tức trên báo lá cải như diễn viên này, ca sĩ kia yêu ai, mặc gì, ăn thứ gì, tô môi màu gì, dắt chó đi dạo ở đâu, vv tuyệt đối đừng nên đọc, tốn thời gian và sức lực lắm. Những thứ đó hoàn toàn nằm ngoài LOC của chúng ta. Hãy để thời gian đọc blog của mình chẳng hạn, hay tham gia khóa học lập trình hướng đối tượng C++ cũng được, hãy làm gì có ích cho bản thân nhé, đừng phí phạm thời gian vàng bạc của bạn nữa.
Lost time is never found again. Benjamin Franklin
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Chọn ngành, chọn trường gì?
Góc nhìn mới về việc chọn ngành học đại học - không chỉ dựa vào tiềm năng việc làm hay mức lương, mà quan trọng hơn là hiểu rõ đam mê và sở thích cá nhân. Bài viết phân tích những câu hỏi cốt lõi mà học sinh cần tự vấn, cùng với lời khuyên thực tế về việc thử sai, khám phá bản thân, và tầm quan trọng của việc dám thay đổi khi nhận ra mình đã chọn sai hướng.

Daily Stoic - Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào đời sống một cách dễ dàng
Triết lý sống từ chủ nghĩa khắc kỷ qua cuốn sách Daily Stoic của Ryan Holiday - công cụ hữu hiệu giúp đối mặt với stress, áp lực công việc và những thách thức cuộc sống. Tìm hiểu cách áp dụng triết lý cổ đại này vào thực tế hiện đại!

Bức xức không làm ta vô can & Điểm đến cuộc đời
Đánh giá hai tác phẩm của Đặng Hoàng Giang với góc nhìn phản biện về những vấn đề xã hội nóng hổi. Bài viết phân tích cách tác giả sử dụng văn phong châm biếm, mỉa mai để thúc đẩy tư duy phản biện, đồng thời chia sẻ những suy ngẫm cá nhân về giá trị của hai cuốn sách này.
Sinh viên có nên khởi nghiệp?
Bài viết phân tích những lợi thế và bất lợi khi sinh viên khởi nghiệp dựa trên bài 'A Student's Guide to Startups' của Paul Graham. Tác giả chỉ ra năm lợi thế của sinh viên khi khởi nghiệp: sức khỏe dồi dào, không áp lực tài chính, không vướng bận gia đình, dễ tìm đồng sáng lập từ trường học, và sự ngây thơ giúp dám thử thách. Đồng thời, bài viết cũng cảnh báo về bất lợi khi sinh viên khởi nghiệp như thiếu khả năng giải quyết bài toán thực tế và thiếu kiến thức đa ngành.

Chuyển blog sang Gridsome, tạm biệt Hugo
Hành trình chuyển đổi blog từ Hugo sang Gridsome và những cải thiện đáng kể về hiệu suất. Bài viết phân tích chi tiết lý do thay đổi, ưu điểm của Gridsome như hệ sinh thái Vue.js, GraphQL tích hợp, và khả năng tùy biến cao. Kèm theo là so sánh điểm Lighthouse trước và sau khi chuyển đổi, cùng những kinh nghiệm thực tế khi làm việc với static site generator hiện đại.