Có nên dạy lại những điều bạn mới được học?
Bài viết chia sẻ quan điểm về việc dạy lại kiến thức mới học cho người khác, từ trải nghiệm cá nhân của tác giả khi làm video hướng dẫn lập trình. Phân tích lợi ích của việc chia sẻ kiến thức như cách để ôn tập, cải thiện kỹ năng trình bày, và tạo cơ hội cho người học tiếp cận nhiều góc nhìn khác nhau. Đây không chỉ là cách giúp người khác mà còn là phương pháp hiệu quả để phát triển bản thân.

Hello các bạn,
Chia sẻ chút xíu nha, gần đây sau khi up gần khoảng hơn 60 videos gồm học hướng đối tượng với C++, học làm game với Unity, chia sẻ học tiếng anh với italki , vv thì mình cũng nhận được vài phản hồi tích cực, động viên tiếp tục làm tiếp. Tuy nhiên cũng có vài bạn nhắn tin riêng với mình là mình còn thiếu kinh nghiệm không nên dạy sẽ làm ảnh hưởng người học. Vì lý do này, mình sẽ viết bài này để chia sẻ suy nghĩ của mình về câu hỏi:
Có nên dạy lại những điều bạn mới được học?
Đầu tiên, mình thừa nhận mình không phải chuyên gia về lập trình hay làm game với Unity gì cả, mình cũng đang tự học như các bạn thôi. Mình nghĩ lợi thế của mình so với đa số các bạn là khả năng đọc, nghe tiếng Anh của mình cũng khá, nên mình thường đọc tài liệu, học các khóa học tiếng anh. Mà bạn biết rồi đấy, kiến thức 'ngoại' hay hơn hẳn tài liệu tiếng Việt. Ngoài ra, mình cũng hay thích tìm hiểu về công nghệ, học thứ mình thích, đây cũng là lý do mình học nhanh hơn nhiều bạn (theo mình nghĩ vậy). Sau năm nhất là mình đã nắm khá vững hướng đối tượng C++, hè năm đó mình có học thêm 1 khóa C#, SQL xây dựng ứng dụng winform bên ngoài nữa cộng với tự học Unity, thiết kế mobile app. Mình cũng khá tự tin về kiến thức của mình nên đầu tháng 8 cũng bắt đầu quay video up lên mạng để chia sẻ cho mọi người, đây cũng là cách ôn lại kiến thức cũng như marketing bản thân - một điều quan trọng cho nghề nghiệp sau này. Và mình nghĩ việc dạy lại kiến thức bản thân mới học hoàn toàn tốt. :-D
@ Thứ nhất, mình thường chia nhỏ những khái niệm lớn và dạy lại từng phần nhỏ để giúp mọi người dễ hiểu hơn. Những video mình đặt title theo kiểu 1 khóa học, dạy từng phần 1, trong 1 video chỉ nói đúng 1 chủ đề thôi. Các bạn có thể xem qua seri hướng dẫn game Đoán số, Trúc xanh của mình sẽ thấy rõ điều đó.
Chia nhỏ kiến thức để người xem dễ hiểu hơn
@@ Thứ hai, nhiều người nghĩ: Phải có X năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này mới dạy được. Nhưng thật ra không phải như vậy. Chính 'beginner' mới là người tốt nhất để dạy 'beginner' ( không phải trong mọi trường hợp ) , bạn chỉ cần hơn người khác ' một bậc ' về kiến thức là hoàn toàn có thể dạy họ rồi. Ví dụ bạn học xong vòng lặp do while trong C++ thì bạn hoàn toàn có thể dạy lại cho một người mới học tới câu lệnh điều kiện If.. else phải không nào. Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người học nên hoàn toàn có thể giải thích cụ thể, dễ hiểu hơn, trong ví dụ này nếu dưới quan điểm của một chuyên gia có 10 năm kinh nghiệm C++ giải thích vòng lặp do....while mình nghĩ chưa chắc họ có thể giải thích dễ hiểu hơn một bạn mới học được, đúng không. Theo kinh nghiệm của mình, những thầy có kiến thức cao siêu thường dạy khó hiểu hơn những thầy mới ra trường, bởi lẽ họ dùng từ ngữ cao siêu quá, không phù hợp với những beginner.
Người có kiến thức uyên thâm rất hay dùng từ ngữ cao siêu để giải thích một vấn đề đơn giản
Cuối cùng, kiến thức là bao la vô bờ bến, việc bạn dạy lại kiến thức mới học chọ người khác cũng là cách để bạn ôn tập lại, tăng khả năng trình bày một vấn đề. Mình lúc mới quay các video hướng dẫn, giọng mình rất run, thường hay quên và không nói được hết ý, nhưng khi quay nhiều, nhược điểm này được cải thiện rõ theo thời gian rồi.
Đỉnh cao của việc học là bạn có thể dạy lại cho người khác và họ có thể hiểu một cách dễ dàng. Vậy bạn mới học, bạn có thể hiểu sai, nếu dạy lại cho người khác vô tình 'hại' họ? Không sao cả, khi học một vấn đề nào, chúng ta thường tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau, hay nói cách khác có nhiều người cùng dạy chung một vấn đề, đây là cơ hội tốt để người học có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề đó đúng không, và họ sẽ dễ dàng nhìn ra cái sai của người dạy. Một khi bạn nhìn thấy cái sai của người khác, bạn sẽ nhớ lâu hơn.
Với những lý do trên, mình tin chắc rằng việc chia sẻ kiến thức trên mạng không những giúp ích cho mọi người mà còn có lợi cho chính bản thân bạn.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Chọn ngành, chọn trường gì?
Góc nhìn mới về việc chọn ngành học đại học - không chỉ dựa vào tiềm năng việc làm hay mức lương, mà quan trọng hơn là hiểu rõ đam mê và sở thích cá nhân. Bài viết phân tích những câu hỏi cốt lõi mà học sinh cần tự vấn, cùng với lời khuyên thực tế về việc thử sai, khám phá bản thân, và tầm quan trọng của việc dám thay đổi khi nhận ra mình đã chọn sai hướng.

Daily Stoic - Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào đời sống một cách dễ dàng
Triết lý sống từ chủ nghĩa khắc kỷ qua cuốn sách Daily Stoic của Ryan Holiday - công cụ hữu hiệu giúp đối mặt với stress, áp lực công việc và những thách thức cuộc sống. Tìm hiểu cách áp dụng triết lý cổ đại này vào thực tế hiện đại!

Bức xức không làm ta vô can & Điểm đến cuộc đời
Đánh giá hai tác phẩm của Đặng Hoàng Giang với góc nhìn phản biện về những vấn đề xã hội nóng hổi. Bài viết phân tích cách tác giả sử dụng văn phong châm biếm, mỉa mai để thúc đẩy tư duy phản biện, đồng thời chia sẻ những suy ngẫm cá nhân về giá trị của hai cuốn sách này.

Ý tưởng là thứ không có giá trị

Day 15 - Profitable MVP in 30 Days - Thuê freelancer trên Upwork thế nào
Bài viết ngày 15 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ kinh nghiệm thuê freelancer trên Upwork. Bài viết giải thích lý do chọn nền tảng này, cách mô tả tính năng rõ ràng cho freelancer, quy trình đăng tin tuyển dụng, đánh giá ứng viên, và thiết lập thời gian hoàn thành dự án phù hợp.