Sống ảo
Bài viết chia sẻ góc nhìn cá nhân về hiện tượng 'sống ảo' trên mạng xã hội. Tác giả phân tích bốn khía cạnh tích cực của việc chia sẻ cuộc sống trên nền tảng số: lưu giữ kỷ niệm như một dạng nhật ký, kết nối với người có cùng sở thích, tạo ấn tượng với người khác, và mang lại niềm vui. Bài viết cũng đưa ra lời khuyên về cách sống ảo lành mạnh không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thực.

Một trong những thần tượng của mình là Seth Godin, bác này viết blog hằng ngày được mười mấy năm rồi. Mình cũng muốn vậy.
Dạo gần đây mình lười viết quá, mà lại thích sống ảo hơn. Cơ bản thì sống ảo ít tốn chất xám đỡ phải suy nghĩ. Việc nghĩ 1 caption hay đăng 1 story vẫn đơn giải hơn là viết cái gì đó có ích để mình và người khác đọc.
Mà trước khi dài dòng văn tự thì phải có định nghĩa sống ảo đã. Theo mình thì ai dùng mạng xã hội thì cũng ảo hết. Ảo ít, ảo sương sương hay ảo nhiều thôi.
Không ai sống thật 100% trên MXH đâu. Ai cũng muốn thể hiện cái hay ho, thú vị của mình trên MXH, đều đẹp khoe xấu che cả.
Nhưng sống ảo cũng có cái hay của nó.
Thứ nhất là bạn ghi lại được khoảng khắc trong cuộc đời. Sau này mở ra xem. Kiểu như một dạng nhật ký vậy.
Ví dụ bữa vừa rồi, mình cần nhớ là hôm thứ ba tuần trước mình có ra đường không. Mở lại story thì thấy bữa đó đăng story tập đàn nên biết là không ra đường. Ơ cơ mà cần gì đăng story, chụp ảnh lưu lại cũng có mà.
Cũng đúng, nhưng khi lựa hình sống ảo thì ta thường lựa những khoảng khắc nổi bật đáng chú ý. Nên khả năng nhớ lại những sự việc trong quá khứ cao hơn. Lúc bạn chuẩn bị đăng gì đó lên MXH thì não bộ đã hoạt động 1 lần, rồi những lần vào check like, check views, comments nữa. À nếu hai mươi năm nữa FB còn thì có thể cho con cháu xem lại.
Thứ hai thì sống ảo cũng giúp ta kết nối được những người có cùng sở thích, đam mê. Ví dụ như mình thích ăn chay, đọc sách, lập trình thì mình sẽ để ý những người hay đăng mấy thứ này và ngược lại. Có dịp phù hợp có thể kết nối để tăng thêm mối quan hệ.
Thứ ba cao cấp hơn là có thể thao túng (manipulate) suy nghĩ của người khác về mình. Ví dụ sắp đi phỏng vấn và trong CV có link social profile, biết thể nào cũng có người vào soi mình nên sẽ share và đăng những thông tin thật là học thức vô.
Cho nên nhìn social profile của 1 người ta có thể không biết được họ thế nào. Nhưng ta có thể biết được họ đang muốn được người khác đánh giá họ là người như thế nào.
Thứ tư và cuối cùng là vui. Giờ sống ảo như là công cụ giải trí và bộ môn thể thao vậy vậy. Phải luyện tập hằng ngày. Chưa kể sống ảo cùng bạn bè người thân thì vui nữa.
Cách tốt nhất để sống ảo không ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta là đừng quan tâm những gì người khác nói về bạn và đừng sợ bị đánh giá. Nếu ai đánh giá con người bạn qua 2,3 bài posts thì kệ đi.
Giống mình nè, khi nào ăn rau củ sẽ sống ảo, riết rồi mọi người tưởng mình ăn chay trường. Nhưng mấy bữa ăn thịt mình đâu có đăng.
Icon, Emoji và Sticker mình thích cũng là kiểu buồn, rồi suốt ngày đăng thất tình nhưng mình đang rất bình thường.
Rồi chuyện mình sống ảo thất nghiệp nhưng 1 ngày vẫn làm việc đều đặn 8h.
Tóm lại, bạn có thể sống ảo với tất cả mọi người trừ bản thân mình là được.
You are not your FB/Instagram/TikTok/Twitter/X
Image by Gerd Altmann from Pixabay
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

Hành trình chữa trị khó quên khi gãy chân và 8 bài học
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân và 8 bài học quý giá từ hành trình chữa trị sau khi bị gãy chân do tai nạn trượt ván. Tác giả kể lại quá trình từ lúc bị thương, chẩn đoán, phẫu thuật đến phục hồi, cùng những suy ngẫm về sức khỏe và tầm quan trọng của việc lắng nghe cơ thể.

Thuật toán với Swift Insertion Sort
Bài viết giải thích thuật toán sắp xếp Insertion Sort được triển khai bằng ngôn ngữ Swift theo cách dễ hiểu, dễ nhớ, không giống như trong sách giáo khoa.

Chuyện về midpoint trong Binary Search và....bug
Bài viết phân tích một lỗi tinh vi trong thuật toán Binary Search liên quan đến cách tính điểm giữa (midpoint). Tác giả giải thích nguyên nhân gây ra lỗi tràn dữ liệu khi cộng lowerBound và upperBound, và cách khắc phục bằng công thức midPoint = lowerBound + (upperBound - lowerBound) / 2, đồng thời chia sẻ về lịch sử của lỗi này trong sách Programming Pearls.