Làm gì khi không biết làm gì?
Bài viết chia sẻ cách tiếp cận khi đối mặt với tình trạng không biết chọn hướng đi nào trong cuộc sống hay sự nghiệp. Tác giả phân tích nguyên nhân của sự do dự là nỗi sợ chọn sai và thiếu thông tin, đồng thời đưa ra lời khuyên nên tập trung vào những điều đã biết về mục tiêu và sở thích của bản thân, thay vì lo lắng về những điều chưa biết.

Không biết làm gì?
Mình đang ở trong giai đoạn có nhiều lựa chọn nhưng không biết chọn hướng đi nào. Mình nghĩ bạn đôi lúc cũng sẽ gặp phải trường hợp này. Thôi thì viết vài dòng vừa để chia sẻ suy nghĩ, biết đâu lại có thể giúp bạn.
Trước mặt bạn là những con đường, hướng đi khác nhau.
Điển hình như:
-
Không biết muốn làm gì?
-
Tương lai mình sẽ làm gì tiếp theo?
-
Con đường sự nghiệp của mình sẽ thế nào?
-
Nên kinh doanh riêng hay tiếp tục đi làm?
-
Mình thích kiểu người nào?
-
Bla bla
Dù là phân tích ưu điểm, nhược điểm, vẽ SWOT các kiểu đà điểu nhưng dường như chúng ta luôn có cảm giác có quá nhiều giả định có thể xảy ra. Chúng ta feel lost and empty (lạc lối giữa đường đời)
Dù đã feel lost nhưng chúng ta vẫn muốn suy nghĩ thêm để đưa ra được quyết định đúng nhất.
Bản chất của vấn đề
Có thể bạn nghĩ là bạn không biết bạn đang làm gì?
Nhưng bản chất của vấn đề là bạn muốn nhiều thứ nhưng bạn không muốn chọn vì sợ chọn sai.
Bạn sợ rằng chọn hướng này lỡ sai thì sao. Bạn muốn lựa chọn tốt nhất. Bạn muốn tìm ra *công thức * để có một lựa chọn đúng nhất.
Bởi vì trong những lựa chọn đó có những phần bạn không biết - những thứ mà khiến công thức lựa chọn bị sai.
Giả sử bạn đang làm công ty nhưng muốn bắt đầu kinh doanh riêng. Nhưng bạn chưa biết gì về kinh doanh. Bạn sẽ sợ là mình chọn sai.
Giả sử bạn là thầy giáo nhưng muốn làm một ứng dụng về giáo dục nhưng bạn sợ chưa biết gì về công nghệ nên không làm.
Tập trung vào điều bạn đã biết
Lý do chúng ta không chọn là sợ sai, do tập trung quá nhiều vào những gì ta chưa biết.
Bạn cần tập trung cho điều bạn đã biết về mục tiêu, sở thích của bạn.
Giả sử bạn đang làm công ty nhưng muốn bắt đầu kinh doanh riêng. Bạn đã biết bạn muốn kinh doanh.
Còn những thứ bạn sợ chưa biết thì là thử thách để bạn rèn luyện, phát triển bản thân.
Nếu bạn đã biết kinh doanh rồi thì bạn đâu còn đắn đo đúng không?
Nếu kinh doanh là điều bạn đã biết là bạn muốn làm thì bắt đầu thôi. Dù thành công hay không thì bạn vẫn đang đi đúng hướng.
Còn nếu bạn thất bại thì bạn có cơ sở để kiểm định lại những điều bạn đã biết là đúng hay sai với bạn.
Nếu bạn kinh doanh thất bại, thì bạn có thể biết kinh doanh có thực sự là điều bạn muốn. Có thể nó vẫn là điều bạn muốn nhưng bạn làm sai cách. Hoặc bạn nhận ra và biết rằng bản thân không muốn kinh doanh nữa.
Còn nếu không bắt đầu thì bạn vẫn đinh ninh là bạn muốn kinh doanh. Và lại vòng luẩn quẩn không biết làm gì tiếp theo.
Kết
-
Chúng ta sợ phải lựa chọn chứ không phải không biết làm gì.
-
Chúng ta không chọn vì sợ sai do bản thân tập trung vào những điều chưa biết.
-
Tập trung vào điều bạn biết để bắt đầu.
Related Posts
Discover more content you might enjoy

Nghề
Bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc lựa chọn nghề nghiệp từ thời cấp ba, phản ánh về môn Hướng Nghiệp không hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp như ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và truyền thông. Tác giả kể về hành trình trở thành lập trình viên và những suy ngẫm về việc liệu mình đã chọn đúng ngành hay chưa.

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Trạng thái trống rỗng vì không biết build gì
Bài viết chia sẻ về trạng thái tâm lý khi không biết xây dựng sản phẩm gì tiếp theo sau một dự án thành công. Tác giả phân tích các thách thức trong thời đại AI như vòng đời sản phẩm ngắn, sự cạnh tranh cao, và áp lực phải tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự.

Bài này không phải AI viết
Suy ngẫm chân thành về giá trị của việc viết thủ công trong kỷ nguyên AI. Dù AI có thể tạo nội dung hiệu quả, bài viết này là lời khẳng định về sự kết nối cá nhân và giá trị độc đáo mà con người mang lại cho văn bản của mình.

Day 20 - Profitable MVP in 30 Days - Landing page
Bài viết ngày 20 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ về quá trình xây dựng trang landing page cho ReadingPointer.com sử dụng Hugo và Netlify. Bài viết cũng mô tả kế hoạch tạo video quảng bá sản phẩm và hướng dẫn chi tiết cách chuyển đổi tiện ích Chrome thành add-on Firefox một cách đơn giản thông qua công cụ như Get CRX và extensiontest.com.

Chọn nền tảng nào để xây dựng ứng dụng di động?
Phân tích chi tiết về hai hướng phát triển ứng dụng di động: native code và cross-platform. Bài viết so sánh ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ hiệu suất và trải nghiệm người dùng của native code đến tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian của cross-platform như Xamarin, PhoneGap và Ionic. Hữu ích cho các lập trình viên đang cân nhắc lựa chọn nền tảng phù hợp với dự án và nguồn lực hiện có.