Có được không? - Câu hỏi ngu ngốc nhất hệ mặt trời
Phân tích tâm lý đằng sau câu hỏi 'có được không?' thường gặp trong cộng đồng học lập trình. Bài viết chỉ ra tại sao đây là câu hỏi không hiệu quả, phản ánh tâm lý ngại thử thách và thiếu tự tin. Thay vì hỏi 'có được không', người học nên tập trung vào việc thử nghiệm, học hỏi từ thất bại, và phát triển tư duy chủ động trong học tập.

Có được không?
Em học cái này có được không? Em làm cái kia có được hem?
Giờ học Javascript có kịp không? Em học trí tuệ nhân tạo được không?
Hàng tá câu hỏi như thế trên các diễn đàn lập trình:
Mình cũng hay nhận được những tin nhắn "có được không?" kiểu này rất nhiều:
Có được không? - Câu hỏi ngu ngốc nhất hệ mặt trời
Ví dụ người khác hỏi bạn: Mày ăn ớt được không? mày chơi game Liên minh được không? mày nhậu được không?
Những câu này bạn chỉ mất khoảng 1s suy nghĩ là bắn ra câu trả lời liền:
Tao ăn cay không được. Liên minh tao có chơi nhưng bỏ rồi. Nhậu hả, tao uống cả két.
Có được không là một câu hỏi liên quan đến khả năng của bạn. Chứ nó không liên quan đến khả năng của người khác.
Giờ bạn lên mạng hỏi: Tôi ăn ớt có được không? Người ta tát cho vỡ mặt.
Này thì có được không
Tại sao vẫn hỏi?
Mấy chuyện liên quan đến học hành, làm việc thì khó hơn một chút, nhưng nó cũng là kiểu câu hỏi liên quan đến khả năng của bạn.
Nguyên nhân chính đó là do lười: Lười suy nghĩ, lười tìm hiểu, lười đọc, lười học, lười làm.
Ví dụ như một bạn ở trên hỏi:
Tự học Python có được không?
Câu hỏi này là minh chứng cho được sự thụ động trong suy nghĩ của rồi. Muốn học cái gì thì tìm hiểu về nó và học thôi. Mình đảm bảo với bạn ngoại trừ tìm kiếm những thứ vô nghĩa như: dshasdklasjd, thì bạn tìm gì Google cũng có đáp án hết.
Vậy giờ hỏi gì?
Có 3 câu hỏi xếp theo dạng ưu tiên:
Why - > How -> What.
Hiểu được lý do tại sao trước sẽ khiến bạn có động lực hơn, giúp bạn có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Và khi bạn mới học/làm thứ mới sẽ cảm thấy khó, không biết cách học/làm đúng thì sẽ hỏi How?
Ví dụ:
Ăn ớt cay miệng, nhưng bạn tình cờ xem trên tivi thấy bác sĩ nói trong ớt có nhiều vitamin C có lợi cho tim. Bạn hiểu được tại sao nên ăn ớt, nên dù cay nhưng bạn sẽ ráng ăn.
Sau đó bạn thấy ăn ớt cay quá chịu không nỗi. Bạn sẽ hỏi: "Cách ăn ớt bớt cay". Đó là câu hỏi How?
Quay lại Tự học Python có được không?
Hãy hỏi tại sao nên học Python? Bạn sẽ biết Python là một ngôn ngữ dễ học, tính ứng dụng cực kỳ cao vừa viết web, desktop app, trí tuệ nhân tạo, vv -> Why first
Tiếp theo sẽ hỏi cách học Python hiệu quả, tài liệu học Python, lộ trình học Python -> Đó là câu hỏi How?
Cuối cùng mới là: Các framework web của Python?, The Best Machine Learning Libraries in Python?, vv -> Đó là câu hỏi What?
Và đừng bao giờ hỏi Can I ..... ( có được hem ) nữa.
Kết luận
Đừng hỏi kiểu câu hỏi liên quan đến khả năng của bạn sẽ khiến người khác thấy bạn là con người tự ti, lười biếng. Cùng lắm thì tự hỏi bản thân và tự trả lời luôn. Ngoại lệ kiểu "Em làm mẹ của con anh được không" thì không sao.
Start with Why sẽ khai sáng đầu óc của bạn
Related Posts
Discover more content you might enjoy

10 năm đọc sách - hành trình trưởng thành
Bài viết chia sẻ hành trình đọc sách 10 năm của tác giả, từ sinh viên năm nhất đến bộ sưu tập 265 cuốn sách hiện tại. Tác giả phản ánh về cách mỗi cuốn sách đã định hình tư duy và góp phần xây dựng con người mình, từ văn học Việt Nam và thế giới đến sách về phát triển cá nhân, kinh doanh và triết học. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành thông qua việc đọc sách và những bài học quý giá thu được trong suốt hành trình.

Chọn ngành, chọn trường gì?
Góc nhìn mới về việc chọn ngành học đại học - không chỉ dựa vào tiềm năng việc làm hay mức lương, mà quan trọng hơn là hiểu rõ đam mê và sở thích cá nhân. Bài viết phân tích những câu hỏi cốt lõi mà học sinh cần tự vấn, cùng với lời khuyên thực tế về việc thử sai, khám phá bản thân, và tầm quan trọng của việc dám thay đổi khi nhận ra mình đã chọn sai hướng.

Daily Stoic - Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào đời sống một cách dễ dàng
Triết lý sống từ chủ nghĩa khắc kỷ qua cuốn sách Daily Stoic của Ryan Holiday - công cụ hữu hiệu giúp đối mặt với stress, áp lực công việc và những thách thức cuộc sống. Tìm hiểu cách áp dụng triết lý cổ đại này vào thực tế hiện đại!

Bức xức không làm ta vô can & Điểm đến cuộc đời
Đánh giá hai tác phẩm của Đặng Hoàng Giang với góc nhìn phản biện về những vấn đề xã hội nóng hổi. Bài viết phân tích cách tác giả sử dụng văn phong châm biếm, mỉa mai để thúc đẩy tư duy phản biện, đồng thời chia sẻ những suy ngẫm cá nhân về giá trị của hai cuốn sách này.

Day 13 - Profitable MVP in 30 Days - Speed Reading, Chrome Extension
Bài viết ngày 13 của thử thách xây dựng MVP có lợi nhuận, tác giả chia sẻ về việc phát triển tiện ích mở rộng Chrome cho đọc nhanh (Speed Reading). Bài viết phân tích các phương pháp đọc nhanh khác nhau như RSVP và phương pháp của Tim Ferriss, giải thích tính năng chính của ứng dụng bao gồm Reader Mode và Reading Pointer, đồng thời chia sẻ quá trình học và tạo tiện ích Chrome đơn giản.

Đây là điều tôi học được sau 8 tháng xây dựng một ứng dụng
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng Elite Condos - nền tảng kết nối chủ căn hộ với nhà cung cấp dịch vụ nhà ở. Tác giả đúc kết các bài học về tìm ý tưởng thực tiễn, tầm quan trọng của kiến trúc phần mềm, comment code, refactoring, và việc tập trung vào một nền tảng để hoàn thiện sản phẩm.